Cơ sở Thẩm mỹ viện Hàn Quốc hay còn được gọi với cái tên mỹ miều hay còn gọi với cái tên mỹ miều "Thẩm mỹ Viện và Nha khoa Hàn Quốc" không còn xa lạ với những người thích thẩm mỹ ở Hà Tĩnh. Thẩm mỹ viện Hàn Quốc có địa chỉ tại khu Đô thị phường Nguyễn Du, đường Lê Ninh, thành phố Hà Tĩnh.

Mặc dù trong giấy phép đăng kí hộ kinh doanh của Thẩm mỹ viện Hàn Quốc ghi rõ: Ngành nghề kinh doanh phun xăm và chăm sóc da nhưng đại diện chủ cơ sở Lê Văn Khuyên (1983) đã tự ý làm biển quảng cáo dưới mác “thẩm mỹ viện và Nha khoa”, hoạt động như một phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.

Thẩm mỹ viện Hàn Quốc Hà Tĩnh. Ảnh: Sức khỏe Cộng đồng.

Thẩm mỹ viện này đã “thu hút” hàng chục khách hàng mỗi ngày tới làm đẹp. Bất cứ một khách hàng nào đến, nhân viên nơi đây sẽ ngang nhiên tư vấn cho khách đủ loại hình dịch vụ như cắt nhấn mí, nâng mũi, làm răng… đồng thời giới thiệu có bác sỹ làm việc tại Hà Nội về tư vấn và trực tiếp thực hiện.

Đáng nói nhân viên cơ sở thẩm mĩ này còn giới thiệu dịch vụ cắt da chùng trên măt để làm trẻ hóa da, giá mỗi vùng 4 triệu đồng.

Kể cả khi gặp trực tiếp người được giới thiệu là bác sĩ đang công tác tại bệnh viện 108 - người chuyên thực hiện các ca thẩm mỹ nhưng không có gì chắc chắn đó là bác sĩ bởi vị này không đeo biển tên hay giấy tờ gì chứng minh.

Nói về trường hợp của Thẩm mỹ viện Hàn Quốc, ông L.Đ.L. - nhân viên phòng Y tế cho biết: "Cơ sở này không biết là của ai chúng tôi chưa nắm được, để tôi trực tiếp đến kiểm tra rồi sẽ trả lời cụ thể”?

Tại sao phòng Y tế là một trong những đơn vị trưc tiếp quản lí về hoạt động các cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn nhưng lại không nắm được thẩm mỹ viện này đã được cấp phép chưa, trong khi cơ sở đã hoạt động gần nửa năm?

Về phía UBND phường Nguyễn Du - nơi cơ sở này đang hoạt động, Chủ tịch phường cho biết, phường đã nắm được tình hình và đã báo cáo lên thành phố rồi. Tới đây, thành phố sẽ lập đoàn liên ngành đi kiểm tra và xử lý (nếu có sai phạm).

Nếu Thẩm mỹ viện Hàn Quốc thực sự có thực hiện dịch vụ xâm lấn (theo giấy phép chỉ được phép làm các dịch chăm sóc da, phun xăm thông thường) thì cơ sở này đã vi phạm quy định pháp luật.

Tại Điều 37. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ

1. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Cơ sở vật chất:

- Có địa điểm cố định;

- Bảo đảm các điều kiện vệ sinh.

b) Thiết bị:

Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

c) Nhân sự:

Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.

d) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.