don-thu-nac-danh-1-1685074949.jpg

Luật Tố cáo năm 2018.

Theo khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau: “Tiếp nhận tố cáo1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo… Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo…”.

Điều này có nghĩa là đơn thư nặc danh, không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không xem xét, giải quyết… Tuy nhiên, do một số người muốn “ẩn danh”, không muốn bị tư thù cá nhân, ảnh hưởng đến việc làm, cuộc sống,… Trường hợp trên theo quy định tại Điều 25 Luật Tố cáo 2018, trong đơn tố cáo không ghi rõ thông tin của người tố cáo thì khi gửi đơn phải gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.

don-thu-nac-danh-2-1685074949.jpg
Ảnh minh họa.

Nội dung về đơn thư nặc danh cũng được quy định tại Điều 18 Thông tư 05/2021/TT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ, như sau: “…Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, quyết định việc thanh tra, kiểm tra hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để quyết định việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý…”.

Từ đó đã khẳng định được đơn thư nặc danh cũng sẽ được xem xét, giải quyết nếu kèm theo chứng cứ, tài liệu,… về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.