Tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 đã nêu rõ:
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Mà theo dự kiến, từ ngày 01/7/2020 mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, do đó, số tiền bồi thường tổn thất tinh thần nếu lỡ chế người khác béo, lùn, xấu, ế... có thể lên đến 16 triệu đồng - mức bồi thường cao nhất từ trước đến nay.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và nhất là dư luận, Nghị định 15/2020/NĐ-CP trong thời đại 4.0 ngày nay rất thích hợp bởi nhiều người lợi dụng thế giới ảo, dùng ngôn ngữ chế giễu, chê bai ngoại hình người khác khiến họ khó chịu, cảm thấy bị xúc phạm, thậm chí bị chế giễu nhiều quá còn khiến người đó bị trầm cảm, có thể còn tìm đến cái chết.
Do đó, với quy định bồi thường trên sẽ nâng cáo ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc giao tiếp và bình phẩm về người khác.
Ngẫm lại, câu nói "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" của dân gian vẫn luôn luôn đúng.