Việc một số người dân có được thông tin trên cũng trùng khớp với việc một vị giám đốc trẻ bị thay thế và hứng chịu nhiều điều tiếng không hay. Tuy nhiên, dù là thông tin chưa được kiểm chứng nhưng với những công tác nhân sự đang diễn ra có thể thấy dư luận đã “biết trước” rất chính xác về diễn biến nhân sự ở một Quỹ tín dụng nhân dân. Có khả năng “ai đó” đã tung tin để hướng dư luận về một vấn đề khác???
Trong khi đó, cơ cấu nhân sự hoặc việc bãi bỏ, miễn nhiệm, xử lý kỷ luật (nếu có) chỉ có hiệu lực pháp luật khi được công bố công khai thông qua quyết định hành chính. Khi chưa có các quyết định nói trên mà đã có “kết luận miệng” từ dư luận theo hình thức “chắc ăn như bắp” có thể là hành vi tiết lộ bí mật nhà nước và là hành vi bị cấm.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, bí mật nhà nước là thông tin được cơ quan có thẩm quyền hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định có nội dung quan trọng chưa được công khai và có thể làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia và dân tộc.
Như vậy, tài liệu, đồ vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các hình thức khác có thể được coi là bí mật của chính phủ; việc bảo vệ bí mật nhà nước là khi một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện hoặc biện pháp để ngăn chặn hoặc đấu tranh với việc xâm phạm bí mật của chính phủ.
Theo Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 (hiệu lực từ ngày 01/01/2022), hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước sẽ bị phạt tiền từ 20.000.00 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và gấp 02 lần mức phạt cá nhân đối với tổ chức, mức phạt tiền sẽ tùy theo hành vi vi phạm…
Đáng chú ý Khoản 4 Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu rõ: “…Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật; c) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định của pháp luật…”.
Hình thức phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, đ khoản 3 Điều này (Khoản 5 Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).