image7-1625907764.jpg
Ô.Võ Văn Thử khẳng định từ trước đến nay chưa ký hiến đất cho địa phương quản lý để làm lối đi công cộng.

Tại các nội dung làm việc thể hiện qua biên bản ghi nhận vụ việc, văn bản trả lời của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Gò Công Đông,… đều ghi nội dung là “lối đi chung”, “lối đi công cộng”, “đường bê tông”,… Theo lời của chị Y., một người dân sinh sống nhiều năm ở địa phương, cho biết: “Lối đi đó là của gia đình ông Thử lập ra, ở đây ai cũng biết, thật ra chỉ có 2,3 hộ dân có nhu cầu đi ra vào lối đi trên, cũng là anh em ruột thịt với ông Thử, chỉ có 01 hộ dân là ông 6 Du nằm lọt trong đó, mà theo tôi và đông đảo người dân ở đây đều biết ông 6 Du vào đó ở là cũng nhờ cha mẹ ông Thử cho 5.000m2 đất canh tác vào năm 1976 hay 1978 gì đó…”.

image4-1-1625907764.jpg
Văn bản chuyển đơn đến Tòa án của Chủ tịch UBND xã Tăng Hòa vào ngày 27/5/2019.

Luật gia Bồ Văn Nhân cho biết: “Theo hồ sơ vụ việc, vào tháng 4/2019, sau khi ông Trần Văn Du nộp đơn đến UBND xã Tăng Hòa yêu cầu giải quyết trụ điện mà ông Du cho rằng ông Thử cắm trên phần đất của mình… UBND xã Tăng Hòa tổ chức buổi hòa giải, nhưng không thành nên Chủ tịch UBND xã- kiêm Trưởng Ban hòa giải xã Tăng Hòa đã ký văn bản chuyển đơn đến Tòa án để được xem xét, giải quyết…”… Điều này cũng có nghĩa là UBND xã Tăng Hòa nhận thấy việc giải quyết tranh chấp trụ điện cắm trên lối đi không thuộc thẩm quyền của UBND xã Tăng Hòa nên mới lập hồ sơ chuyển đến TAND huyện Gò Công Đông.

image3-2-1625907764.jpg
Văn bản trả lời của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Gò Công Đông cũng nêu chung chung về “đường bê tông” nhưng không có con số cụ thể về diện tích của “đường bê tông”?

TAND huyện Gò Công Đông tiếp nhận, thụ lý và xác minh rõ các trụ điện của ông Thử nằm trên “đường bê tông” không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của gia đình ông Trần Văn Du nên yêu cầu ông Trần Văn Du rút đơn khởi kiện với “Yêu cầu di dời cột điện ra khỏi đất của gia đình ông” và Tòa án ban hành “Quyết định đình chỉ vụ án” vào ngày 01/11/2019… Cũng nhờ qua vụ việc ở Tòa án, ông Võ Văn Thử mới phát hiện việc cơ quan chức năng nhiều lần ghi lối đi chung của gia đình thành “lối đi chung”, lối đi công cộng”, “đường bê tông” do xã quản lý,… Ông Võ Văn Thử khẳng định từ trước giờ ông có nói là “lối đi chung”, có nghĩa là lối đi chung của anh em trong nhà, do cha mẹ lập ra, chứ không phải “lối đi chung” được hiểu là lối đi công cộng, bởi vì bản thân, hộ gia đình ông chưa hề ký tặng hay hiến đất cho Nhà nước quản lý, vì phần đất trên gắn liền với giấy tờ của gia đình vào năm 1997- 1999.

image6-1625907764.jpg
Luật sư Lê Quốc Sơn.

Luật sư Lê Quốc Sơn- Đoàn Luật sư TP.HCM cũng cho biết thêm: “Nếu lối đi đó có từ trước, là đất công, được UBND cấp huyện quản lý rồi giao lại cho xã thì là lối đi công cộng, lối đi chung cho cộng đồng. Còn nếu đó là đất của hộ gia đình lập ra để làm đường đi, vẫn nằm trên giấy tờ sở hữu của gia đình, gia đình chưa ký hiến tặng,… thì lối đi đó vẫn là tài sản riêng của hộ gia đình. Bất kỳ ai muốn sử dụng cũng phải thực hiện theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với quyền về lối đi qua… Ở đây cần xem xét, rà soát lại thủ tục tiếp nhận và công bố về lối đi công cộng, người dân hiến tặng khi nào? Được cấp có thẩm quyền tiếp nhận thời điểm nào? Diện tích cụ thể về chiều ngang, chiều dài,… là bao nhiêu?...”.

image5-1625907764.jpg

Thiết nghĩ để làm rõ “lối đi chung” có thật sự là “lối đi công cộng”, được người dân hiến tặng cho địa phương (bằng văn bản) hay chưa, UBND huyện Gò Công Đông nên thành lập Tổ công tác liên ngành xác minh, rà soát lại toàn bộ thủ tục, giấy tờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc người dân hiến tặng phần đất để làm “lối đi công cộng”, quan trọng hơn hết là UBND xã Tăng Hòa (hoặc huyện Gò Công Đông) đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng “lối đi công cộng” nói trên hay chưa? Hoặc quyết định giao nhận “lối đi công cộng” theo quy định rồi công bố công khai trước người dân địa phương về “lối đi” nói trên, có diện tích cụ thể ra sao… Còn các văn bản hiện nay có được từ cơ quan có thẩm quyền chỉ là văn bản dạng trao đổi nghiệp vụ, không phải quyết định để thực hiện.

image2-2-1625907764.jpg
image1-1625907764.jpg
Ý kiến một người dân địa phương về “lối đi chung” do gia đình ông Võ Văn Thử lập ra.