Việc bán hàng rong là hành vi vi phạm hành chính nếu chị ta bán trên tuyến phố có quy định cấm bán hàng. Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 12 Nghị định 100 năm 2019 thì phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này…

Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của UBND phường Bãi Cháy. 

Tuy nhiên điểm b, khoản 1 Điều 3 nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: "Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật". Mọi hoạt động của người có thẩm quyền chỉ được thực hiện những điều pháp luật cho phép.

Theo quy định tại khoản 10 Điều 12 Nghị định 100 năm 2019 thì ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ; Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, khoản 9 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Đối chiếu những điều nêu trên thì không có quy định hình thức tạm giữ hay tịch thu hàng hóa, phương tiện vi phạm. Do vậy việc tịch thu hàng hóa hay tạm giữ dẫn đến gây hư hại rau quả trong trường hợp này là biện pháp không được quy định trong luật. Dẫu biết rằng cơ quan chức năng phải đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị nên phải xử lý các trường hợp bán hàng rong có vi phạm, tuy nhiên không thể vì lý do đó mà người thực thi pháp luật có hành động tùy tiện, không có căn cứ pháp luật.

P/s: Nghị định 100 của Chính phủ đã được soạn thảo và ban hành một cách rất nhân văn.