can-dam-bao-quyen-loi-1a-1688962701.jpg
 
can-dam-bao-quyen-loi-1b-1688962701.jpg
Bài viết đăng tải trên Tạp chí Ngày Nay và báo Thanh Tra.

Theo bài viết trên Tạp chí Ngày Nay, trường hợp của đông đảo người dân ở xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), vào năm 2006, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng tại Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã như Minh Phú, Minh Trí, Hiền Ninh, Phù Linh... Tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan chức năng thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 hecta.

Sau khi kiểm tra, xác minh hiện trạng người dân sử dụng đất rừng, liên quan đến rừng phòng hộ Sóc Sơn và quyền lợi của những người dân đi khai hoang, đại diện Cục Kiểm lâm thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người dân đi khai hoang… (theo bài viết trên Tạp chí Ngày Nay- cơ quan của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam).

Hoặc bài viết: “Huyện Phú Quốc: Vì sao công dân vẫn tiếp khiếu đòi quyền lợi đất khai hoang?” đăng tải trên báo Thanh Tra (cơ quan ngôn luận của ngành Thanh tra) phản ảnh việc dân thiệt thòi doanh nghiệp hưởng lợi, người dân chỉ được cấp quyền sử dụng đất cho diện tích phía trên tuyến đường, còn toàn bộ diện tích phía bên kia tuyến đường, nằm trong ranh các dự án du lịch biển lại được xem là đất rừng nên không bồi thường (?)…

“Nhận định hiện tượng công dân huyện Phú Quốc tiếp khiếu đối với đất khai hoang, nguyên Cục trưởng Cục III Võ Văn Đồng, người đã có 25 năm theo dõi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tại khu vực phía Nam, khuyến cáo rằng đặc thù của huyện Phú Quốc là chưa hoàn chỉnh lưới địa chính nên việc quản lý đất đai còn nhiều bất cập. Nội dung tranh chấp, khiếu nại thậm chí biến thành tố cáo của công dân huyện Phú Quốc đối với diện tích đất khai hoang phải được cơ quan quản lý Nhà nước nhìn nhận một cách sòng phẳng, đúng pháp luật. Ngay cả khi Nhà nước có ban hành các quyết định quản lý nhưng thực tế người dân vẫn tiếp tục sử dụng đất với thời điểm trước 15/10/1993 và 1/7/2004 thì khi giải quyết khiếu nại phải xem xét toàn diện để có phương án đúng thẩm quyền, hạn chế tiếp khiếu, tiếp tố…” (trích bài viết “Huyện Phú Quốc: Vì sao công dân vẫn tiếp khiếu đòi quyền lợi đất khai hoang?”).

can-dam-bao-quyen-loi-2-1688962702.jpg
Anh Phan Văn Đen, một người dân sống lâu năm ở An Thới- TP Phú Quốc.

Anh Phan Văn Đen, một người dân sống lâu năm ở khu phố 6, phường An Thới, TP Phú Quốc, cho biết: “Ngày trước khi đất Phú Quốc còn hoang sơ, nhiều người khuyến khích, vận động người dân đi khai phá vùng kinh tế mới, thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình. Khi việc khai phá vùng đất hoang sơ trở nên trù phú thì người được thừa hưởng những thành quả trên lại là doanh nghiệp,… Vì thế, người dân cần được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với phần đất mà họ đã có công khai hoang, xây dựng nhà cửa, cuộc sống,… gắn liền trên phần đất đó có trước ngày 1/7/2004…”.