qua-bai-viet-1-1685074492.jpg

Bài viết đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM (online).

Một luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, nói: “Có thể hiểu đất cho ở nhờ hay còn gọi là mượn nhà đất là sự thỏa thuận của các bên, người có nhà đất cho bên khác mượn sử dụng trong một khoảng thời gian mà không phải trả tiền, và khi hết thời hạn mượn hay khi bên cho mượn có yêu cầu hoặc mục đích mượn đã đạt được thì bên mượn tài sản phải trả lại tài sản đó… Điều 499 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ về “Quyền của bên cho mượn tài sản”, được quyền đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận… và được yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra…”.

Tương tự, một cán bộ ngành tài nguyên môi trường địa phương, cho biết: “Nội dung cần làm rõ ở đây là nguồn gốc đất, khi bị đòi đất, ông A, chị B,… có chứng minh được việc mình sử dụng phần đất đang bị “đòi” như thế nào, chuyển nhượng chưa? Tặng cho ra sao?... Hay là chỉ cần ở lâu năm rồi “âm thầm” đi làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang tên mình? Tôi nghĩ cần phải có biện pháp xử lý mạnh mẽ và kiên quyết đối với các trường hợp sử dụng, chiếm đoạt tài sản của người khác”.

Như trường hợp của ông N. (SN: 1935) và bà L. (SN: 1936), ngụ ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Vào năm 1980, qua sự vận động của cán bộ chính quyền, trình bày hoàn cảnh của bà H. làm việc ở trạm y tế khó khăn về chỗ ở, nên vận động cho bà H. mượn phần diện tích 2.599m2 đất để lưu trú, khi nào chính quyền có diện tích đất mới, giao cho bà H. thì bà H. sẽ trả lại phần đất cho ở nhờ… Cho đến nay dù phần đất trên ông N. và bà L. đã được UBND huyện U Minh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 14/4/2009 nhưng gia đình bà H. vẫn chưa giao trả lại phần đất đã mượn???

kien-doi-dat-cho-o-nho-1685119819.jpg
Đã ở “tuổi gần đất xa trời” mà ông N. và bà L. vẫn gian nan khi "đáo tụng đình".

Bà L. cho biết: “Khi đó nghĩ bà H. cũng là phụ nữ, một mình nuôi một cô con gái nên tôi và chồng đồng ý cho bà H. và con gái mượn phần đất nói trên để lưu trú ở địa phương. Địa phương tôi, cán bộ hưu trí đều biết rất rõ về nguồn gốc đất này, của vợ chồng tôi cho mượn ở nhờ. Nay vợ chồng chúng tôi ở cái tuổi gần đất xa trời mà gia đình người mượn đất vẫn không chịu trả đất lại cho gia đình tôi”.

thu-ly-don-khoi-kien-doi-dat-cho-muon-1685120392.jpg
TAND tỉnh Cà Mau thụ lý, giải quyết đơn khởi kiện.

Với trường hợp nêu trên, căn cứ theo các quy định của pháp luật, nếu như hai bên cho mượn và bên mượn nhà đất có thỏa thuận rõ về thời hạn thì đương nhiên khi đến thời hạn đó, bên cho mượn hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản là nhà đất đó quy định tại Điều 499 Bộ luật Dân sự năm 2015.