Phúc thẩm được xem là một hoạt động tố tụng, xét lại vụ án, quyết định đã được toà án cấp sơ thẩm xét xử, nhưng có chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Theo đó, phúc thẩm được áp dụng đối với các vụ án dân sự, hình sự, lao động, kinh tế, hành chính,… là một hoạt động tố tụng, trong đó Hội đồng xet xử cấp phúc thẩm tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm tuyên mà bị kháng cáo, kháng nghị; kiểm tra tính hợp pháp về việc áp dụng pháp luật của cấp sợ thẩm khi ra bản án, quyết định đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng; kiểm tra những chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tế không, kết luận của bản án/quyết định có phù hợp với hồ sơ vụ án hay không,…

ban-an-phuc-tham-co-phai-la-2-1-1685945601.jpg

Người bảo vệ và quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn ở phiên xử phúc thẩm dân sự diễn ra tại TAND Cấp cao TP.HCM.

Không ít người dân, đương sự bày tỏ quan điểm e ngại khi gặp phải trường hợp "đáo tụng tình", nhất là khởi kiện các hành vi hành chính, văn bản hành chính do cơ quan Nhà nước ban hành, mà người đời thường ví von "châu chấu đá xe", "con kiến kiện củ khoai",... Rất nhiều bản án sơ thẩm, phúc thẩm được ban hành, người dân không biết đến thủ tục "Giám đốc thẩm" hoặc “Tái thẩm” để được xem xét, kháng nghị bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu có biết họ cũng không muốn tranh kiện thêm vì ai cũng biết để đạt được kết quả như mong muốn sẽ phải qua nhiều giai đoạn chông gai. Ngay cả trong ngành luật, nhiều người sẽ từ chối khi xem hồ sơ và được yêu cầu tham gia tố tụng ở vụ án được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, bởi vì sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức,...

Tôi may mắn tham gia tố tụng kháng nghị nhiều vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hầu hết do TAND Tối cao và TAND Cấp cao tại TP.HCM ban hành Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm đối với các vụ án hành chính, tuyên hủy bản án phúc thẩm đã có hiệu lực, trả về cấp tòa có thẩm quyền giải quyết lại vụ án theo trình tự sơ thẩm, có nghĩa là giải quyết lại từ đầu vụ án theo quan điểm mà Ủy ban Thẩm phán Giám đốc thẩm nêu kèm theo Quyết định kháng nghị... Án Giám đốc thẩm có lẽ chẳng dễ dàng gì nhưng khi chứng minh được tình tiết chưa được xem xét, làm rõ, kèm chứng cứ rõ ràng thì Ủy ban Thẩm phán Giám đốc thẩm sẽ xem xét, quyết định...

picture1-1685945168.png
 

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt, chỉ được tiến hành khi có kháng nghị giám đốc thẩm… Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Vậy là chúng ta cũng đã hiểu được, ngoài thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm,… người dân, đương sự cũng có quyền yêu cầu Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét, quyết định Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật.