Tóm lược vụ việc thế này: Năm 2005, bà Trần Thị Lan (67 tuổi, quê Hà Nam) đâm đơn kiện yêu cầu tuyên bố hủy bản di chúc không hợp pháp. Được biết, tài sản thừa kế được lập từ người chồng quá cố của bà Lan, định đoạt toàn bộ tài sản do ông và bà hai - bà Mừng tạo dựng.
Ảnh minh họa.
Lằng nhằng ở chỗ di chúc lập ra được ông chồng quá cố chia tài sản cho bà Mừng, bà Phụng, chị Linh - con của người chồng và bà Phụng, cháu ruột của chồng, nhưng bà Lan – người vợ được Pháp luật công nhận từ năm 1965 tuyệt nhiên không được ông chồng nhắc đến trong di chúc.
Cảm thấy mình như người bị lãng quên trong cuộc hôn nhân đầy rắc rối này nên bà Lan đã đệ đơn ra tòa tranh chấp tài sản thừa kế.
Vụ kiện được TAND huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) thụ lý. Cơ quan tố tụng đã mất nhiều thời gian, công sức để thu thập chứng cứ, xác định các hàng thừa kế, triệu tập các bên liên quan nhưng ông chồng và bà Mừng đều đã qua đời.
Bởi thế, Tòa đã triệu tập các nhân chứng đến tòa, ngạc nhiên là các nhân chứng đều xác nhận: Tuy không đăng ký kết hôn nhưng ông chồng và bà Mừng sống chung với nhau từ năm 1987 nên có thể nói họ là vợ chồng hợp pháp.
Thậm chí, bà Phụng đã dùng mọi lý lẽ để chứng minh bà Mừng là vợ cả. Song theo kết quả xác minh của tòa thì bà Lan và ông chồng quá cố mới là vợ chồng hợp pháp, có giấy đăng ký kết hôn, được chính quyền địa phương xác nhận và đặc biệt, hai người chưa ly hôn.
Ngoài ra, việc ông chồng chung sống với bà Phụng và bà Mừng như vợ chồng là vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình. Do đó, trong di chúc ông chồng định đoạt toàn bộ tài sản là vi phạm quy định Bộ luật dân sự.
Vậy, tòa đã phân xử ra sao sau khi có kết luận như vậy? Mọi người đọc thêm ở https://tuoitre.vn/rac-roi-vu-kien-mot-ong-ba-ba-20200220203149062.htm nhé!