Anh kể: Bà con vùng biển quê tôi còn nghèo lắm, bản thân lớn lên cùng con tôm, con cá và vị mặn quê hương, anh Hoàng đã cùng bạn thuyền chở những chum, vại nước mắm, mắm tôm, chua dong thuyền buồm xuôi theo đường ven biển về Chợ Mơ (Hà Nội), Bắc Ninh, Hưng Yên (Phố Hiến). Những chuyến đi như thế thường kéo dài 3-4 tháng, để buôn bán và trao đổi sản vật, chính vì thế cuộc sống đỡ vất vả hơn. Câu chuyện về “Mắm” cứ thế ăn sâu vào tiềm thức người đàn ông quê biển.

Sau này, khi vào TP.HCM đi học đại học, những bữa cơm xa nhà của tôi lúc nào cũng có chai nước mắm “quê” và đùm cá khô, hương vị của người xứ Thanh. Học xong đi làm có điều kiện được đi đến nhiều tỉnh, thành phố biển thưởng thức hải sản và vị mắm nơi ấy, thế nhưng vị mắm quê nhà luôn là món chấm ngon nhất đối với tôi.

anh-1-vi-thanh-1616490306.jpg
Anh Hoàng vẫn luôn đau đáu làm sao sản phẩm nước mắm tốt nhất của mình được đưa đến với người tiêu dùng.

Năm 2014 sau một vài biến cố của tôi và gia đình, tôi chuyển công tác và đưa vợ con ra Hải Phòng sinh sống. Lúc này niềm đam mê về “Mắm” trong tôi có dịp được trỗi dậy, sự trăn trở về nghề mắm của gia đình và địa phương. Một lần nữa bỏ lại sau lưng chốn thị thành, trở về quê với quyết tâm xây dựng và phát triển nghề mắm.

Cuối năm 2017, tôi trở về quê tiếp quản nghề làm mắm truyền thống của gia đình. Bỏ lại tất cả sự phản đối từ phía gia đình tôi vẫn quyết tâm vực dậy phát triển nghề làm mắm của gia đình và địa phương. Khi một mình trở về địa phương, ngoài nghề của gia đình sẵn có, thế nhưng tôi vẫn trau dồi học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật cải tiến phương thức sản xuất để cho ra đời loại mắm đặc biệt mang hương vị quê hương…

Đối với tôi, khó khăn lớn nhất khi trở về đó là vốn sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thật may mắn, trong quá trình khởi nghiệp, tôi cũng được gia đình, vợ con hiểu và cảm thông, cùng trở về hỗ trợ tạo thêm động lực và kinh tế để phát triển nghề và gìn giữ nghề truyền thống.

anh-2-vi-thanh-1616490306.jpg

Quy trình làm mắm vị Thanh hoàn toàn truyền thống từ khâu nguyên liệu đầu vào như cá cơm tươi với muối tinh theo tỷ lệ nhất định, được ủ trong thùng gỗ dưới nhà tôn kín, náo đảo giang phơi sau 18 -24 tháng cho đến khi mắm chín. Mắm được kéo rút qua hệ thống lọc và chuyển vào các bồn chứa, chiết rót và đóng chai. Tạo ra chuỗi liên hoàn trong sản xuất sạch – an toàn – chất lượng.

Trải qua quá trình phát triển sản xuất theo phương pháp ủ chượp truyền thống gia truyền và kết hợp với khoa học công nghệ làm mắm hiện đại đã tạo ra những giọt nước mắm cốt đặc biệt làm nên “Nước mắm vị Thanh”của vùng biển xứ Thanh. Đặc biệt tôi luôn cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, định hướng thị trường tiến tới xuất khẩu ra các nước.

Đến nay, nước mắm vị Thanh đã đạt được những thành tích đáng kể như: Danh hiệu Sản phẩm Chất lượng Vàng Thủ đô năm 2019; Bằng khen Thành tích suất sắc trong phong trào nông dân tham gia đảm bảo an ninh quốc phòng 2015 – 2020; Bằng khen Phong trao thi đua yêu nước giai đoạn 2015- 2020; Giấy chứng nhận Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.