Luật và các văn bản dưới luật đã có quy định

Việc sử dụng đất cho ở nhờ không đúng mục đích hoặc chủ sở hữu yêu cầu trả lại phần đất đã cho mượn để ở nhờ mà người ở nhờ không chấp hành thì đó là hành vi lấn, chiếm đất đai của người khác. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai: “…Giải thích từ ngữ: Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép…”. Bên cạnh đó, hành vi “Chiếm đất” cũng được nêu rõ ở khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau: “2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép…”.

Hành vi lấn chiếm đất đai sẽ bị xử lý theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/272022/NĐ-CP), có khung hình phạt tiền từ: 2 triệu đến 150 triệu đồng, kèm theo đó là biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm,… Ngoài ra, Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về “Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” đối với hành vi vi phạm đất đai đã bị xử lý hành chính mà vẫn còn tiếp tục vi phạm, sẽ có mức phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm,…

pl-xu-ly-ntn-2-1693799992.jpg
Tác giả đến thăm gia đình ông Dương Văn Ngh. và Tăng Thị L…, bà L… hiện sức khỏe rất yếu, chỉ nằm 1 chỗ trên giường, mọi sinh hoạt phải có người kề cận.

Như thông tin về trường hợp của gia đình ông Dương Văn Ngh. và Tăng Thị L…, liên quan đến bà Huỳnh Thị H. (mất năm 2016), ngụ ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thì mọi hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính liên quan đến bà H. phải được cân nhắc, xem xét và xử lý theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, bởi vì năng lực dân sự của bà H. chấm dứt khi đã chết… Bà Huỳnh Thị H. là người được vợ chồng ông Dương Văn Ngh. và bà Tăng Thị L. cho mượn đất ở nhờ, có sự chứng kiến của đông đảo ngươi dân địa phưong. Bà H. mất vào năm 2016 thì con gái của bà H. tìm cách “làm giấy tờ” để mình được đứng tên trên GCN QSDĐ nhưng vẫn chưa được giải quyết vì con gái bà H. không chứng minh được nguồn gốc đất và đất hiện có tranh chấp từ người cho bà H. mượn ở nhờ, vụ việc đang được TAND tỉnh Cà Mau giải quyết theo quy định.

Ở nhờ rồi yêu cầu phải… “tặng cho”???

Tương tự, trường hợp của ông Mai Văn Th., Mai Văn Ph., Mai Văn T.,… ở một địa phương thuộc tỉnh Tiền Giang gửi đơn yêu cầu chính quyền địa phương xử lý hành vi xâm chiếm đất, xây nhà của người chị gái và những người con trong gia đình. Theo hồ sơ vụ việc, các ông Mai Văn Th., Mai Văn Ph., Mai Văn T.,… được thừa hưởng tài sản thừa kế của cha mẹ, trước khi được phân chia là có sự đồng ý của anh em trong gia đình. Khi lập thủ tục thừa kế, đứng tên trên GCN QSDĐ cũng được cơ quan có thẩm quyền ghi rõ là đất thuộc tài sản cá nhân, không phải đất thuộc “hộ gia đình” theo quy định tại điểm 4 Điều 6 Thông tư số: 33/2017/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

capture1-1693799726.JPG
GCN QSDĐ ghi rõ tên cá nhân theo quy định điểm 4 Điều 6 Thông tư số: 33/2017/TT-BTNMT.

Năm 2021, người chị gái nói trên cho một đơn vị thuê phần đất ngay ngã 4 chợ (vị trí thuộc “đất vàng” ở địa phương) để kinh doanh,… Không còn nơi ở, nên người chị gái và những người con liên hệ với em trai (là những người đang đứng tên trên GCN QSDĐ ở gần đó) cất tạm nhà vách ván, mái tôn ở tạm 1, 2 năm trong thời gian dành dụm tiền mua nhà khác để ở. Vì nghĩ tình nghĩa anh em, lại biết rõ chị mình và các cháu đã cho thuê phần nhà đất của gia đình để kinh doanh, và nghĩ việc ở tạm cũng chỉ 1,2 năm nên người em trai đồng ý để chị và các cháu cất nhà ở tạm trên diện tích khoảng 300m2 đất. Việc cho ở tạm chỉ nói miệng với nhau, không lập thành văn bản.

Đến tháng 8/2023 do có nhu cầu sử dụng phần đất đã cho người chị gái và các cháu ở tạm, nên người em trai nói chị gái tìm nơi ở khác thì xảy ra tranh chấp. Khi ấy người chị gái cùng các con yêu cầu người em trai và gia đình phải cho người chị gái phần đất trên, với lý do từ trước giờ chưa được hưởng tài sản thừa kế của gia đình, dù các anh em trai ai cũng có??? (Điều lạ ở đây là việc phân chia đất đai thừa hưởng từ cha mẹ diễn ra từ gần chục năm về trước, ở thời điểm đó vì sao người chị gái này lại không có ý kiến để cha mẹ phân chia theo yêu cầu?).

Lạm bàn

Với những vụ việc cụ thể nêu trên, có thể thấy hành vi mượn đất ở nhờ rồi không trả là hành vi không thể chấp nhận, cả về tình lẫn về lý. Vì thế, căn cứ theo các quy định của pháp luật, chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý mạnh mẽ,… để tránh tình trạng đùn đẩy, kéo dài thời gian giải quyết bức xúc của người dân.