image3-1626182003.jpg
Trung tá Bùi Hữu Thức.

Trung tá Bùi Hữu Thức (nguyên cán bộ điều tra - Phòng cảnh sát Điều tra Tội phạm về TTXH PC45 - nay là Phòng cảnh sát hình sự CA TP.HCM) nhận định: “Theo hồ sơ vụ việc, gia đình người bị hại đã nhiều lần trình báo chính quyền địa phương về hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, đe dọa giết người. Chính đối tượng thực hiện hành vi trên nhiều lần thừa nhận hành vi phạm tội, bị CA xã lập biên bản xử lý hành chính 02 lần, 04 lần viết cam kết không tái phạm… Nay gia đình người bị hại có yêu cầu xử lý hành vi tái phạm, cơ quan công an địa phương trả lời “Họ chửi phông lông (từ địa phương), có nêu rõ tên ai đâu mà xử lý?” là không thể chấp nhận được, anh không làm tròn công tác, nhiệm vụ được nhân dân giao phó… Bởi vì chức năng, nhiệm vụ được giao, chuyên môn, nghiệp vụ của ngành công an thì anh phải tìm ra cho được đối tượng “phông lông” mà chính anh vừa đề cập…”.

image2-1626182003.jpg
Con trai của đối tượng có hành vi manh động nói trên đã phải thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật trước CA xã.

Theo đó, gia đình bà Ph. Thị Thật (ngụ ở Tiền Giang) rất nhiều lần gửi đơn, trình báo đến chính quyền địa phương, CA xã rồi đến CA huyện hành vi xem thường pháp luật, thường xuyên có thái độ gây hấn, chửi bởi, nhục mạ và uy hiếp, đe dọa giết chết hết cả gia đình bà Ph. Thị Thật, ngay cả khi chính quyền địa phương có mặt tại nơi xảy ra vụ việc nhưng chính quyền và CA xã cho rằng không đủ cơ sở xử lý vì đối tượng vi phạm chửi bới không nêu rõ tên ai, cũng chưa có hậu quả nghiêm trọng xảy ra (?)… Nói như thế chẳng khác nào khi có án mạng xảy ra thì mới có cơ sở để xử lý đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật? Dù trước đó, con trai của các đối tượng trên đã chửi bới, đe dọa,… và thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật nhờ công tác “đấu tranh”, “làm việc”, “xác minh”,… của CA địa phương… 

Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cũng được quy định rõ như: Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật hình sự), Tội chống đối người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật Hình sự), Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự),… Trong khi đó, ai cũng biết chức năng, nhiệm vụ của ngành công an là phòng, chống và xử lý các loại hình tội phạm. Theo Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Công An xã năm 2008 do Bộ Trưởng Bộ Công An ban hành thì: “…Công an xã có chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các biện pháp phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật”.

image1-1626182003.jpg
Bà Ph.Thị Thật và gia đình hiện rất hoang mang, bất bình trước hành vi vi phạm pháp luật kéo dài nhưng chính quyền địa phương xử lý không đến nơi đến chốn.

Đối với việc quản lý tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, trách nhiệm của lực lượng công an xã cũng được quy định cụ thể tại Khoản 8 Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008: “…Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an…”.

Như thế đã rõ, đối với các hành vi vi phạm pháp luật, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Công an xã phải tiến hành làm rõ hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định, với các trường hợp vượt thẩm quyền thì chuyển hồ sơ vi phạm hoặc hồ sơ vụ việc đến cơ quan cấp trên.