1. Quy tắc viết CV xin việc nhân viên kinh doanh

Một bản CV xin việc nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp sẽ phải nêu bật được kinh nghiệm, thành tích và kỹ năng của bạn từ các công việc bán hàng trong quá khứ, một cách ngắn gọn, rõ ràng và sử dụng các con số để chứng minh thành tích.

rut-ngan-thoi-gian-tim-viec-lam-kinh-doanh-voi-cv-xin-viec-chat-01-1628654241.jpg
CV xin việc ấn tượng sẽ rút ngắn thời gian tìm việc làm kinh doanh hiệu quả.

CV có vai trò cung cấp cái nhìn tổng quan về lý lịch ứng viên và tóm tắt được kinh nghiệm việc làm sâu rộng. Đối với những ứng viên có ít hoặc không có kinh nghiệm, bản CV sẽ thể hiện mục tiêu nghề nghiệp và cách bạn xây dựng kế hoạch để bán hàng một cách hiệu quả, với tư cách là người đại diện cho công ty. Đối với những ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm, CV nên được thể hiện bằng những con số cụ thể, vì sẽ cho thấy khả năng kinh doanh thực tế của bạn. 

Ngoài ra đừng quên đưa những thông tin sau vào CV xin việc: Kỹ năng; Tính cách; Kinh nghiệm; Giải thưởng hoặc bằng cấp và các phẩm chất khác thể hiện năng lực kinh doanh của bạn.

Mặc dù kinh nghiệm làm việc có vai trò quan trọng, nhưng bạn cũng nên tập trung thể hiện các kỹ năng, phẩm chất và những thành tích cụ thể mà bạn có ở nhiều vị trí khác nhau khi tìm việc làm.

2. Rút ngắn thời gian tìm việc làm kinh doanh với CV xin việc "chất"

Dưới đây là các bước cơ bản để bạn xây dựng CV xin việc nhân viên kinh doanh “chất”, thật chuyên nghiệp và ấn tượng:

2.1. Xác định thế mạnh bản thân

Để rút ngắn thời gian tìm việc làm kinh doanh, trước khi bắt đầu xây dựng một bản CV xin việc, hãy lập một danh sách những kỹ năng bạn có mà đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, hoặc những phẩm chất khiến bạn đặc biệt hơn các ứng viên khác. Bạn có thể chứng minh bằng cách đưa vào CV những vị trí công việc hoặc những trường hợp trong kinh doanh mà bạn đã thể hiện được thế mạnh của mình một cách tốt nhất. 

rut-ngan-thoi-gian-tim-viec-lam-kinh-doanh-voi-cv-xin-viec-chat-2-1628654241.jpg
Mẹo viết CV xin việc làm kinh doanh “chinh phục” nhà tuyển dụng.

2.2. Xây dựng đoạn văn giới thiệu

Trong CV xin việc thuộc lĩnh vực kinh doanh, điều quan trọng là bạn cần xây dựng được cái nhìn tổng quan về các kỹ năng bán hàng của mình, trong đó, bạn có thể đề cập đến nhiều kinh nghiệm hay bằng cấp thuộc lĩnh vực kinh doanh, với độ dài tối đa là 75 từ. 

2.3. Nhấn mạnh các lĩnh vực kinh doanh cụ thể

Nếu có một lĩnh vực kinh doanh cụ thể mà bạn chuyên sâu, ví dụ như bán lẻ, giáo dục hoặc công nghệ, hãy gắn các kỹ năng chuyên môn với lĩnh vực đó, để nhà tuyển dụng thấy được tính thực tế của các kỹ năng mà bạn có. 

2.4. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu

Việc sử dụng các động từ chỉ hành động cùng ngôn từ mạnh mẽ, dứt khoát  và dễ hiểu sẽ khiến CV của bạn trở nên nổi bật. 

rut-ngan-thoi-gian-tim-viec-lam-kinh-doanh-voi-cv-xin-viec-chat-03-1628654241.jpg
CV xin việc ngắn gọn, dễ hiểu sẽ gây ấn tượng mạnh ngay từ lần đầu.

2.5. Diễn đạt cụ thể, rõ ràng

Tính cụ thể rất quan trọng đối với một bản CV, bởi sẽ giúp bạn chứng minh được kinh nghiệm thực tế của mình. Trong bản CV xin việc, hãy thể hiện các thông tin như: trạng thái doanh thu từ các công việc kinh doanh trước đây hay tên đối tác hoặc khách hàng, để nhà tuyển dụng thấy được khả năng kết nối mạnh mẽ cũng như năng lực phát triển sản phẩm và thị trường của bạn.

2.6. Không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp

CV là phần quan trọng trong sơ yếu lý lịch mà các nhà tuyển dụng quan tâm, để đánh giá năng lực của bạn liệu có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không. Chính vì thế, bạn cần đọc kỹ để đảm bảo bản CV của mình không có lỗi chính tả hay ngữ pháp, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Có thể thấy, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, thậm chí có cơ hội phỏng vấn trực tiếp và đi làm ngay nếu tạo được ấn tượng tốt ngay từ vòng nộp hồ sơ. Hy vọng bài viết trên đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn xây dựng một bản CV xin việc gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng trong lĩnh vực kinh doanh.